Lưu ý trong vận chuyển hàng đông lạnh

Vận chuyển hàng đông lạnh đòi hỏi sự cẩn trọng cao để đảm bảo hàng hóa giữ được chất lượng tốt nhất khi đến tay người tiêu dùng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn cần ghi nhớ:

Đóng hàng đúng cách

Đóng gói là khâu bắt buộc trước khi vận chuyển hàng hóa, và hàng đông lạnh cũng không ngoại lệ. Hàng đông lạnh có những yêu cầu riêng so với hàng hóa thông thường.

  • Loại thùng sử dụng: Sử dụng thùng chuyên dụng như thùng xốp hoặc thùng giữ nhiệt.
  • Giữ nhiệt độ cho sản phẩm: Sau khi cho hàng vào thùng, thêm đá lạnh để duy trì nhiệt độ.
  • Hoàn tất quá trình đóng gói: Đóng nắp thùng lại và chuyển hàng lên xe chuyên dụng để vận chuyển.

Tránh ánh nắng mặt trời

Khi hàng đông lạnh được vận chuyển đến nơi bán và sử dụng ngay trong vòng vài giờ, nếu có bị rã đông và chảy nước một phần cũng không ảnh hưởng nhiều. Do đó, hàng đông lạnh có thể được chuyên chở bằng xe không cách nhiệt.

Tuy nhiên, cần lưu ý:

  • Sử dụng xe bít bùng: Nên dùng xe bít bùng hoặc ít nhất có đậy kín bằng tấm tăng.
  • Bảo vệ sản phẩm: Cần tránh để sản phẩm tiếp xúc với ánh mặt trời trực tiếp.

Xe phải có hệ thống cách nhiệt

Nếu phải chuyên chở xa thì phải sử dụng xe cách nhiệt (xe bảo ôn), xe lạnh để sản phẩm không bị tăng nhiệt độ. Dùng xe bảo ôn, xe lạnh có thể chuyên chở được xa đến 500 – 1000km tại những nước châu Âu.

Hàng đông lạnh nếu phải chuyên chở đến những kho lạnh khác hay xuất khẩu thì cần chuyên chở trong những xe lạnh để duy trì nhiệt độ trong thùng xe là -20°C.

Sử dụng xe phát lạnh là phương pháp rất thông dụng hiện nay. Nhưng cũng còn một số phương pháp khác như sau:

  • Làm lạnh cơ học bằng máy lạnh gắn trên tường hoặc máy đối lưu cưỡng bức thổi gió khắp thùng xe. Có khi dùng hệ thống bọc khí để phân phối không khí lạnh.
  • Dùng những bản phẳng eutectic
  • Dùng khí cacbonic lỏng và rắn hoặc nitơ lỏng

Thùng xe phải được làm lạnh trước

Thùng xe phải được làm lạnh trước khi nhập hàng. Chất hàng lên xe theo pallet và lập cầu giữa kho trữ và xe lạnh giúp cho việc xuất kho nhanh và tăng nhiệt tối thiểu.

Cỡ thùng sản phẩm tác dụng đến tốc độ làm nóng thùng. Thùng càng nhỏ thì bề mặt nó càng lớn tương quan với thể tích và do đó thùng càng tăng nhiệt.

So sánh độ tăng nhiệt giữa sản phẩm lẻ và sản phẩm trong thùng các tông
So sánh độ tăng nhiệt giữa sản phẩm lẻ và sản phẩm trong thùng carton

Hình trên cho thấy phép đo thí nghiệm một thùng sản phẩm và một bánh sản phẩm: sản phẩm có bao bì sẽ tăng nhiệt chậm hơn sản phẩm chưa đóng thùng carton khi thao tác với sản phẩm ở ngoài kho lạnh.

Chú ý hàng ở góc thùng xe

Thay đổi nhiệt độ tùy theo vị trí trên xe không cách nhiệt và phát lạnh.
Thay đổi nhiệt độ tùy theo vị trí trên xe không cách nhiệt và phát lạnh.

Trong quá trình chuyên chở mà không có cung cấp lạnh, sản phẩm ở góc thùng xe bị nóng nhanh hơn so với sản phẩm ở trung tâm khối hàng. Tuy nhiên, điều này thường không được nhân viên quản lý hàng hóa lưu ý.

Thay đổi nhiệt độ theo vị trí trên xe

  • Nhiệt độ thay đổi tùy thuộc vào vị trí của hàng trên xe không cách nhiệt.
  • Kết quả đo đạc cho thấy sự tăng nhiệt độ xảy ra rõ rệt trong phạm vi 300mm từ lớp ngoài vào trong khối hàng, khi hàng hóa được xếp sát vào thùng xe.

Tỷ lệ ảnh hưởng đến khối lượng hàng hóa

Phần 300mm này chiếm một phần đáng kể trong tổng khối lượng hàng. Ví dụ, một thùng xe có kích thước 5 x 2 x 2 (m) sẽ có khoảng 60% hàng hóa nằm trong phạm vi 300mm chịu ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ.

Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường

Kết quả đo trên xe bảo ôn ở điều kiện nhiệt độ 16°C cho thấy tốc độ tăng nhiệt phụ thuộc vào khối lượng, kích cỡ kiện hàng và vị trí đo đạc. Tốc độ tăng nhiệt còn nhanh hơn nếu khí trời bên ngoài càng nóng.

Luôn kiểm tra nhiệt độ hàng

Khi vận chuyển sản phẩm đông lạnh, ngoài việc đóng gói phù hợp, điều quan trọng là phải kiểm soát nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển. Nhiệt độ cần phải luôn ổn định để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

  • Hải sản đông lạnh: Nhiệt độ bảo quản từ -18°C đến -22°C.
  • Đồ nguội: Nhiệt độ từ -5°C đến 5°C.
  • Rau củ và trái cây: Nhiệt độ khoảng 2°C đến 12°C.

Quy trình kiểm soát nhiệt độ: Việc kiểm soát nhiệt độ cần được thực hiện ở cả ba giai đoạn: trước, trong và sau khi vận chuyển. Trước khi xếp hàng vào container hoặc lên xe đông lạnh, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng hàng hóa. Việc kiểm tra này phải được ghi chép lại cẩn thận để có thể đối chiếu với các lần vận chuyển sau.

Đảm bảo thùng sạch sẽ

Không giống như các xe tải khô thông thoáng, xe tải đông lạnh rất kín và có nhiều góc khuất do máy móc. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển nếu không được vệ sinh thường xuyên.

Ngoài ra, các sản phẩm như thủy hải sản, thịt, và chế phẩm từ sữa có thể để lại mùi hôi và chất thải hữu cơ. Nếu thùng xe không được vệ sinh kỹ càng, mùi hôi và vi khuẩn từ các chuyến hàng trước có thể ám vào lô hàng mới. Điều này gây ra ô nhiễm chéo, ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn của sản phẩm.


*Nguồn tham khảo: Công nghệ lạnh thủy sản – Trần Đức Ba

Chia sẻ

Lưu ý trong vận chuyển hàng đông lạnh

hoặc copy link

Mục lục

Gia Duc Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn của công ty sẽ liên hệ đến Quý khách trong 24h tới

Thông tin liên hệ

Gửi