Lắp đặt thiết bị phụ trong máy đá cây
Việc lắp đặt các thiết bị phụ trong máy đá cây đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn cho hệ thống. Dưới đây là cách lắp đặt các thiết bị phụ.
Thiết bị điều chỉnh và bảo vệ bể đá cây
Rơ le hiệu áp suất dầu
1- Phần tử cảm biến áp suất dầu; 2- Phần tử cảm biến áp suất hút; 3- Cơ cấu điều chỉnh; 4- Cần điều chỉnh;
- Nhiệm vụ: Duy trì áp suất dầu cao hơn áp suất hút của máy nén một mức nhất định.
- Cấu tạo: Gồm phần tử cảm biến áp suất dầu, phần tử cảm biến áp suất hút, cơ cấu điều chỉnh, và cần điều chỉnh.
- Hoạt động: So sánh hiệu áp suất dầu và áp suất trong cacte máy nén.
- Điều chỉnh: Quay cơ cấu điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ để tăng độ chênh lệch áp suất cho phép.
- Độ chênh áp suất cố định: 0,2 bar.
Rơ le áp suất cao HP và rơ le áp suất thấp LP
- Rơ le áp suất cao:
- Giá trị đặt: 18,5 kG/cm2 (thấp hơn van an toàn 19,5 kG/cm2)
- Điều chỉnh: Dùng vít “A” để điều chỉnh giá trị đặt
- Rơ le áp suất thấp:
- Nhiệm vụ: Tự động đóng mở máy nén trong hệ thống lạnh tự động
- Hoạt động: Dừng máy khi áp suất hút giảm, khởi động máy khi áp suất hút tăng
- Cả hai rơ le: Dùng vít “B” để điều chỉnh độ chênh áp suất làm việc
Thermostat
Thermostat là một thiết bị điều khiển dùng để duy trì nhiệt độ của phòng lạnh. Cấu tạo gồm một công tắc đổi hướng đơn cực (12), duy trì mạch điện giữa các tiếp điểm 1 và 2 khi nhiệt độ của bầu cảm biến tăng lên, tức là khi nhiệt độ phòng tăng.
- Trục (1): Khi quay theo chiều kim đồng hồ, nhiệt độ đóng/ngắt của Thermostat sẽ tăng lên.
- Trục vi sai (2): Khi quay theo chiều kim đồng hồ, độ chênh lệch nhiệt độ giữa điểm đóng và ngắt sẽ giảm, giúp điều chỉnh thiết bị chính xác hơn.
Thông qua việc điều chỉnh trục (1) và trục vi sai (2), người dùng có thể điều chỉnh mức nhiệt độ mong muốn trong phòng.
Rơ le bảo vệ áp suất nước (WP) và rơ le lưu lượng (Flow Switch)
Để bảo vệ máy nén khi bơm giải nhiệt hoặc thiết bị ngưng tụ gặp vấn đề (như áp suất giảm, thiếu nước), người ta sử dụng rơ le áp suất nước và rơ le lưu lượng.
- Rơ le áp suất nước: Hoạt động tương tự các rơ le áp suất khác. Khi áp suất nước quá thấp, không đủ để làm mát dàn ngưng hoặc máy nén, rơ le sẽ ngắt điện cuộn dây khởi động từ, khiến máy nén dừng hoạt động. Rơ le này lấy tín hiệu từ áp suất đầu đẩy của bơm nước.
- Rơ le lưu lượng: Dựa vào dòng chảy của nước. Khi có nước chảy, tiếp điểm của rơ le mở ra, hệ thống hoạt động bình thường. Nếu không có nước chảy, tiếp điểm đóng lại, ngắt mạch điện cuộn dây khởi động từ và dừng máy.
Hệ thống đường ống dẫn gas
1. Xác định vị trí, độ dài, kích thước ống: Dựa vào bản vẽ thi công, xác định đường kính và chiều dài ống. Khi tính chiều dài, nên chừa dư ra khoảng 1-2 cm để tiện gia công.
2. Cắt ống và nạo bavia: Sử dụng dao cắt hoặc cưa để cắt ống. Dao cắt thường dùng cho ống đồng mềm nhỏ, cưa cho ống to và cứng. Sau khi cắt, dùng dũa để mài đầu ống phẳng và vuông góc, rồi dùng mũi doa để làm sạch bavia bên trong ống, tránh mạt đồng rơi vào.
3. Nong, loe, uốn ống: Đảm bảo bán kính uốn đủ lớn để ống không bị bẹp. Sử dụng dụng cụ uốn chuyên dụng hoặc các cút có sẵn, tránh dùng cát để uốn vì có thể gây nguy hiểm. Sử dụng bộ nong, loe để gia công theo yêu cầu kết nối.
4. Hàn ống, nối rắc co: Trước khi hàn, cần vệ sinh sạch sẽ, vát mép theo quy định. Điểm hàn phải ở vị trí dễ kiểm tra và xử lý.
Hệ thống nước giải nhiệt, tải lạnh
Đường ống nước giải nhiệt sử dụng ống thép tráng kẽm, bên ngoài sơn màu xanh nước biển.
1. Chuẩn bị giá đỡ, nẹp ống: Cần chuẩn bị giá đỡ và nẹp để treo ống lên trần hoặc nẹp vào tường, giúp cố định hệ thống đường ống.
2. Xác định vị trí, độ dài, kích thước ống: Dựa vào bản vẽ thi công, xác định đường kính và chiều dài ống phù hợp.
3. Cắt ống, ren ống, hàn mặt bích, vệ sinh đường ống: Dùng dụng cụ chuyên dụng hoặc cưa để cắt ống theo chiều dài đã xác định, sau đó vệ sinh ống để ngăn bụi bẩn lọt vào bên trong.
4. Ráp nối hệ thống: Kết nối các ống đã cắt lại thành hệ thống hoàn chỉnh theo bản vẽ, sử dụng ren hoặc các co nối để kết nối.
5. Kiểm tra, thử kín: Làm kín các đầu ống, bơm nước vào và nâng áp lực lên khoảng 70-75 PSI. Quan sát trong 24 giờ, nếu mực nước không giảm thì hệ thống đạt yêu cầu. Nếu có rò rỉ, phải kiểm tra và khắc phục.
6. Bọc cách nhiệt: Sau khi thử kín hệ thống, tiến hành bọc cách nhiệt bằng styrofor hoặc polyurethane. Độ dày lớp cách nhiệt phụ thuộc vào kích thước ống, ống càng lớn thì lớp cách nhiệt càng dày.
Hệ thống nước xả băng
Hệ thống nước xả băng được sử dụng để xử lý nước ngưng từ các dàn lạnh và thiết bị khác. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách lắp đặt và vận hành hệ thống này.
Chuẩn bị:
- Ống PVC: Có thể sử dụng ống PVC cho hệ thống thoát nước, có thể bọc hoặc không bọc cách nhiệt tùy thuộc vào vị trí lắp đặt.
- Giá đỡ và nẹp ống: Cần chuẩn bị giá đỡ và nẹp ống để treo các ống lên trần hoặc cố định chúng vào tường.
Các bước lắp đặt:
- Khảo sát vị trí lắp đặt: Xác định vị trí và kích thước đường ống dựa trên bản vẽ thi công. Lưu ý để chiều dài ống dư ra khoảng 2-4 mm để dễ gia công và kết nối.
- Gia công ống: Sử dụng dao cắt hoặc cưa để cắt ống theo chiều dài đã xác định, sau đó làm sạch bên trong ống để tránh bụi bẩn.
- Ráp nối đường ống: Kết nối các ống đã cắt lại thành một hệ thống hoàn chỉnh theo bản vẽ thi công, sử dụng các co nối, mối nối chữ T và chữ Y.
- Kiểm tra độ bền kín và độ dốc của đường ống:
- Làm kín các đầu của đường ống và chừa lại một đầu để bơm nước vào.
- Nâng áp lực lên khoảng 70-75 PSI và quan sát mực nước trong 24 giờ. Nếu mực nước không giảm, hệ thống kín; nếu giảm, cần kiểm tra vị trí rò rỉ và khắc phục.
- Bọc cách nhiệt: Việc bọc cách nhiệt chỉ được thực hiện sau khi đã kiểm tra độ kín của hệ thống. Cách nhiệt đường ống sử dụng gen có đường kính phù hợp và keo P66 để dán gen vào ống nước. Nếu ống nước ngưng đi bên ngoài trời, không cần cách nhiệt.
Hệ thống điện động lực – điều khiển
1. Kiểm tra tủ điện:
- Kiểm tra kích thước tủ, dây điện, các thiết bị aptomat, CB, rơle trung gian, rơle thời gian… xem co đầy đủ số lượng và chủng loại.
- Tiến hành khoan và bắt các thiết bị điện vào tủ.
2. Đấu dây điện vào các khí cụ điện trong tủ điện và thiết bị đo lường
- Đấu các khí cụ điện lên các dây nhôm.
- Đấu dây điện từ các khí cụ điện và thiết bị đo lường lên các đôminô.
3. Đấu nối các thiết bị điện vào tủ điện: Dựa vào sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển đấu nối các thiết bị lại với nhau.
4. Kiểm tra lần cuối: Tiến hành kiểm tra thông mạch: dùng VOM bật về thang đo Ω để đo điện trở của mạch điện nếu: VOM chỉ rc mạch bị đứt, VOM chỉ ∞ mạch bị chập hãy kiểm tra lại, còn nếu VOM chỉ một giá trị điện trở nào đó thì mạch thông.
5. Cấp nguồn điện: Sau khi đã kiểm tra thông mạch thì chúng ta tiến hành cấp nguồn cho mạch động lực và mạch điều khiển.
*Nguồn tham khảo: Hệ thống máy lạnh công nghiệp – Đỗ Hồng Kiên