Tìm hiểu bình chứa cao áp: nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí,…

Bình chứa cao áp là thiết bị được sử dụng để chứa các chất lỏng hoặc khí ở áp suất cao. Chúng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và đời sống. Bình chứa cao áp có nhiệm vụ gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nhiệm vụ bình chứa cao áp

Nằm sau thiết bị ngưng tụ và trước van tiết lưu, nó có nhiệm vụ cũng rất quan trọng: hồi lỏng môi chất lạnh sau khi ngưng tụ từ thiết bị ngưng tụ về, giải phóng bề mặt truyền nhiệt của thiết bị ngưng tụ để làm tăng khả năng trao đổi nhiệt của chúng, đồng thời cung cấp lỏng đều đặn tới các trạm tiết lưu (nếu hệ thống lạnh có nhiều thiết bị bay hơi). Ngoài ra nó còn có khả năng tách dầu, khi dầu tách không hết ở bình tách dầu.

Cấu tạo và nguyên lí hoạt động

Cấu tạo

Cấu tạo bình chứa cao áp
Cấu tạo bình chứa cao áp

1. Kính xem ga; 2. Ống lắp van an toàn; 3. Ống lắp áp kế; 4. Ống lỏng về 5. Ống cân bằng áp suất; 6. Ống cấp dịch; 7. Ống xả đáy 

Nguyên lí hoạt động

Gas từ máy nén dạng hơi (hơi quá nhiệt) với nhiệt độ và áp suất cao được giải nhiệt ở dàn nóng, tại dàn nóng gas từ thể hơi sẽ chuyển sang thể lỏng (do gas nhả nhiệt cho môi trường). Khi gas tuần hoàn đến van tiết lưu thì không thể là lỏng 100% được do công suất giải nhiệt, do thời tiết, do dàn nóng bị dơ, bị bám bụi nên cần có thiết bị để chứa lỏng nhằm đảm bảo lỏng 100% khi đến van tiết lưu chính vì thế bình chứa cao áp được đưa vào.

Yêu cầu kỹ thuật

Theo chức năng bình chứa, dung tích bình chứa cao áp phải đáp ứng yêu cầu: 

  • Khi hệ thống đang vận hành, lượng lỏng còn lại trong bình ít nhất là 20% dung tích bình. 
  • Khi sửa chữa bảo dưỡng, bình có khả năng chứa hết toàn bộ môi chất sử dụng trong hệ thống và chỉ chiếm khoảng 80% dung tích bình. 
  • Dung tích bình chứa cao áp khoảng 1,25 – 1,5 thể tích môi chất lạnh của toàn hệ thống là đạt yêu cầu. 
  • Hầu hết các hệ thống lạnh đều phải sử dụng bình chứa cao áp, trong một số trường hợp có thể sử dụng một phần bình ngưng làm bình chứa cao áp. 
  • Đối với các hệ thống nhỏ, do lượng gas sử dụng rất ít (vài trăm mg đến một vài kg) nên người ta không sử dụng bình chứa mà sử dụng một đoạn ống góp hoặc phần cuối thiết bị ngưng tụ để chứa lỏng. 
  • Khi dung tích bình quá lớn, nên sử dụng một vài bình sẽ an toàn và thuận lợi hơn. Tuy nhiên giữa các bình cũng nên thông với nhau để cân bằng lượng dịch trong các bình
Chia sẻ

Tìm hiểu bình chứa cao áp: nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí,…

hoặc copy link

Mục lục

Gia Duc Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn của công ty sẽ liên hệ đến Quý khách trong 24h tới

Thông tin liên hệ

Gửi