Tìm hiểu bình chứa thấp áp

Bình chứa thấp áp, còn gọi là bình tích áp, là bộ phận quan trọng trong hệ thống lạnh, đóng vai trò lưu trữ và cấp dịch môi chất lạnh ổn định cho hệ thống, đảm bảo hiệu quả làm lạnh và bảo vệ các thiết bị khác.

Vị trí bình chứa thấp áp trong hệ thống lạnh

Bình chứa thấp áp có vai trò quan trọng trong hệ thống lạnh và thường được đặt tại hai vị trí chính:

Sau van tiết lưu lần hai và trước thiết bị bay hơi: Ở vị trí này, bình chứa thấp áp nhận môi chất lạnh sau khi được tiết lưu lần thứ hai. Môi chất sau đó sẽ được cấp vào thiết bị bay hơi để thực hiện quá trình bay hơi và làm lạnh.

Sau thiết bị bay hơi và trước bình tách lỏng: Trong một số hệ thống, bình chứa thấp áp nằm sau thiết bị bay hơi, nhận hơi môi chất đã bay hơi xong trước khi được dẫn về máy nén. Bình cũng có thể kết nối với bình tách lỏng, đảm bảo môi chất lỏng và hơi được phân tách rõ ràng trước khi tiếp tục chu trình.

Với chức năng này, bình chứa thấp áp là thiết bị trung gian giúp cung cấp lỏng đồng đều cho thiết bị bay hơi và đảm bảo hơi môi chất được hút về máy nén ổn định.

Nhiệm vụ

Cấp lỏng môi chất lạnh:

  • Môi chất lạnh sau khi được trạm tiết lưu cung cấp với nhiệt độ thấp (To) và áp suất thấp (K) sẽ được bình chứa thấp áp cung cấp lỏng môi chất lạnh đều đặn cho thiết bị bay hơi.
  • Bình chứa đảm bảo rằng môi chất lạnh luôn ngập trong thiết bị bay hơi, giúp hạ nhiệt độ buồng lạnh một cách nhanh chóng.

Thực hiện quá trình bay hơi đẳng áp:

Bình chứa cũng có nhiệm vụ chứa hơi môi chất sau khi nhận nhiệt từ môi trường cần làm lạnh, thực hiện quá trình bay hơi đẳng áp (P0 = const) trước khi máy nén hút về.

Tách lỏng môi chất lạnh:

Thiết bị này tách lỏng môi chất lạnh nhờ các tấm chắn lỏng được đặt lệch một góc 45° so với phương nằm ngang trước khi máy nén hút về.

Tách dầu:

Bình chứa còn giúp tách dầu còn sót lại đi theo môi chất lạnh về tới thiết bị bay hơi, sau đó dầu được hồi về bình tập trung dầu rồi đưa trở lại máy nén.

Cấu tạo và nguyên lí hoạt động

Cấu tạo

Bình chứa thấp áp
Bình chứa thấp áp

1. Ống góp bắt rơ le phao; 2. Ống dịch tiết lưu vào; 3. Ống lắp áp kế và van an toàn; 4. Tách lỏng; 5. Hơi về máy nén; 6. Ống hơi vào; 7. Đáy bình; 8. Ống xả dầu; 9. Cấp dịch

  • Hình dáng: Bình có thân trụ với hai nắp dạng elip.
  • Cổ bình: Phía trên thân bình là cổ bình, có tác dụng như một bình tách lỏng, với ống hút hơi về máy nén ở trên cùng.
  • Rốn bình: Phía dưới thân bình là rốn bình, được sử dụng để gom và thu hồi dầu trong hệ thống NH3.
  • Van phao: Bình chứa thấp áp có 3 van phao bảo vệ, được lắp trên ống góp để bảo vệ mức cực đại, mức trung bình và mức cực tiểu.
  • Cách nhiệt: Do làm việc ở nhiệt độ thấp, bình được bọc cách nhiệt polyurethan dày khoảng 150 – 200mm, bên ngoài bọc inox bảo vệ.

Nguyên lí hoạt động

  • Cấp dịch bằng bơm: Bình chứa hạ áp được sử dụng cho các hệ thống cấp dịch bằng bơm. Gas sau tiết lưu được cấp vào bình đến một mức cài đặt để cung cấp ổn định cho bơm tuần hoàn.
  • Tách lỏng: Gas sau khi bay hơi từ dàn lạnh được đưa vào bình để tách lỏng cho hơi hút về máy nén. Điều này đảm bảo rằng máy nén không hút phải lỏng, tránh gây va đập thủy lực làm hư hỏng máy nén.
  • Kiểm soát mức lỏng: Mức lỏng trong bình được kiểm soát nghiêm ngặt bằng nhiều van phao với các mức cài đặt khác nhau nhằm bảo vệ và giúp hệ thống hoạt động ổn định.

*Nguồn tham khảo: Tự động điều khiển các quá trình nhiệt lạnh – Nguyễn Tấn Dũng, Trịnh Văn Dũng

Chia sẻ

Tìm hiểu bình chứa thấp áp

hoặc copy link

Mục lục

kho lạnh Bách Khoa Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn của công ty sẽ liên hệ đến Quý khách trong 24h tới

Thông tin liên hệ

Gửi