Bài toán tính toán chi phí lạnh cho hệ thống tủ cấp đông
Tính toán tủ cấp đông tiếp xúc
Xác định kích thước của dàn lạnh
– Xác định từ thực tế muốn cấp đông GSp = 1000kg/mẻ chứa trong N = 320 khay, mỗi khay chứa 3,125kg.
Kích thước của miếng khay 277 x 217 = d.r
– Xác định được chiều dài và chiều rộng tấm lắc
- Chiều rộng của tấm lắc: R = (277 + 23) x n1 = 300 x 4 = 1200 mm = 1,2 m.
- Chiều dài của tấm lắc: D = (217 + 23) x n2 = 240 x 8 =1920 mm = 1,96 m.
Chú ý:
- n1 = 4 – là số khuôn được xếp trên chiều R.
- n2 = 8 – là số khuôn được xếp trên chiều D.
Dàn lạnh thường thiết kế theo các ống thép tiêu chuẩn mà nhà máy cơ khí chế tạo sẵn.
- Các ống dẫn môi chất: ø 20 x 3,5 (đường kính trong x bề dày)
- Hai đầu ống hàn vào ống góp: ø 40,5 x 2,25
- Ống góp có kích cỡ: ø 82,5 x 3,5
- Ống hút về: ø 100 x 4
- Khoảng cách giữa hai ống dẫn môi chất s = 48 mm.
– Từ chiều rộng R = 1,2 m và s = 0,048 m sẽ tính được số ông phía dưới tấm lắc:
n3 = (R + 2e)/s = (1,2 + 2 0,024)70,048 = 26 ống.
Trong đó: e = 0,024m – phần thừa ra của ống đổ cho tấm lắc nằm gọn ở giữa.
– Số tấm lắc được lắp đặt trong tủ đông là: n4 = N/ (n1 x n2) + 1 = 320/(4 x8) + 1 = 11 tấm lắc.
– Xác định chiều dài của ống trao đổi nhiệt (ống dẫn môi chất): L = (D + 2e1) = (1,92 + 2 x 0,04) = 2 m.
Trong đó: e1 = 0,04m – phần thừa của ống trao đổi nhiệt để cho tấm lắc nằm gọn ở giữa.
– Xác định chiều dài ống góp: D1 = (n3 – 1 ).S + 2.m1
Với m1 = 0,035m – khoảng cách từ đầu ồng đến ống trao đổi nhiệt.
D1 = (26 – 1).0,048 +2.0,035 = 1,27 m
– Xác định diện tích trao đổi nhiệt của dàn bay hơi:
F = D4. (£: diện tích số ống nằm dưới tấm lắc).
Hay: F = n4.π.dng.L.n3 = 11.3,14.0,027.2.26 = 48,5m2
Trong đó: dng= (dtr + 2.σ) = (0.02 + 0,0035.2) = 0,027
Xác định kích thước tủ cấp đông
Kích thước tủ dựa trên kích thước dàn lạnh.
Xác định chiều cao của tủ
Với: Số tấm lắc đã được xác định n4 = 11; h1 = 0,123m – chiều cao của khuôn + độ dày tấm lắc + khoảng cách di chuyển được; dng= 0,027m – đường kính ngoài của ống trao đổi nhiệt.
Khoảng cách giữa mỗi tấm lắc là: K= (h1 + dng) = (0,123 + 0,027) = 0,15
Chiều cao lòng tủ:
h = (n4– 1).K + K + 0,05
Hay: h = (11 – 1).0,15 + 0,15 + 0,05 = l,7m
Chiều dày của đáy tủ và nóc tủ: σ1 = 0,15m
Chiều cao của tủ: H = h + 2σ1 = 1,7+2.0,15 =2m
Xác định chiều dài của tủ
L1 = L + 2.dng(ống góp) +2.σ3 = 2 + 2.(0,0825 + 0,007) + 2.0,543 = 3,4m
Với:
- σ3 = σ1 + σ4 = 0,15 + 0,393 = 0,543
- σ1 = 0,15m – bề dày vách tủ.
- σ4 = O,393m – khoảng cách giữa tấm lắc đến vách tủ.
Xác định chiều rộng của tủ
L2 = D1 + 2.σ1 + 2.σ5 = 1,27 + 2.0,15 + 2.0,0015 = 1,6 m
Với: σ5 = 0,0015m – khoảng cách từ ống góp đến cửa tủ.
Tóm lại: Tủ cấp đông có năng suất 1000kg sản phẩm/mẻ được thiết kế với các thông số kỹ thuật như sau:
Thông số kỹ thuật của dàn lạnh:
- Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt: F = 48,5m2
- Số tấm lắc 11 tấm lắc.
- Mỗi tấm lắc chứa 26 ống dẫn hơi môi chất.
- Kích thước của tấm lắc (1,2 x 1,92) = (R x D)
- Ống dẫn môi chất: ø 20 x 3,5
- Hai đầu hàn vào ống góp: ø 40,5 x 2,25
- Ống góp lỏng: ø 82,5 x 3,5
- Ống hơi hút về: ø 100 x 4
- Chiều dài ống dẫn môi chất (ống trao đổi nhiệt) L = 2 m.
- Chiều dài ống góp: D = 1,27 m.
Tủ có kích thước như sau:
- H = 2,0 m: Chiều cao.
- L1 = 3,4 m: Chiều dài.
- L2 = 1,6m: Chiều rộng.
Tính toán kích thước của tủ cấp đông
Thể tích chứa sản phẩm
Thể tích chứa sản phẩm được tính toán theo công thức sau: Vsp = Gsp / ρ
Trong đó:
- Gsp = 10kg sản phẩm chứa trong tủ cấp đông.
- Vsp (m3) – thể tích chứa sản phẩm.
- ρ (kg/m3) – khối lượng riêng trung bình sản phẩm chứa trong tủ cấp đông.
Vsp = Gsp / ρ = 10/50= 0,2 (m3)
Thể tích của buồng lạnh của tủ cấp đông
Thể tích buồng lạnh của tủ cấp đông được xác định như sau: Vbl = Vsp / β, (m3)
Trong đó:
- Vbl(m3) – thể tích của buồng lạnh;
- Vsp (m3) – thể tích chứa sản phẩm cấp đông;
- β – hệ số chứa (hay hệ số lấp đầy) của sản phẩm, β = (0,65 = 0,95) = 0,75.
Vbl= Vsp / β = 0,2 / 0,75 = 0,28 m3
Tính toán nhiệt tải của tủ cấp đông
Khi lắp đặt hệ thống máy lạnh phải đảm bảo công suất để tải hết một lượng nhiệt Q thải ra ngoài môi trường trong quá trình cấp đông.
Trong đó:
- Qsp (kJ) – Chi phí lạnh của quá trình cấp đông.
- Qk (kJ) – Nhiệt lượng lây ra từ khuôn, khay.
- Qkk (kJ) – Nhiệt lượng lây ra làm lạnh không khí.
- Qmt (kW) – Nhiệt lượng từ môi trường xâm nhập qua vách và cửa tủ.
- Qqn (kW) – Nhiệt lượng môi trường xâm nhập đường ống làm quá nhiệt hơi về máy nén.
- τ (s) – Thời gian một mẻ làm đông.
- ρ – Hệ số kể đến tăng nhiệt độ ban đầu của sản phẩm, của môi trường.
Lượng nhiệt cần tải đi trong suốt quá trình cấp đông được xác định như sau:
Qsp = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5 + Q6 (kJ)
Trong đó:
- Q1 (kJ) – lượng nhiệt lây ra để làm giảm nhiệt độ sản phẩm từ nhiệt độ ban đầu đến nhiệt độ đóng băng của nước ồ bên trong sản phàm.
- Q2 (kJ) – nhiệt lượng lấy ra để làm toàn bộ nước trong sản phẩm đóng băng.
- Q3 (kJ) – lượng nhiệt lây ra để làm giảm nhiệt độ của băng trong sản phẩm đến nhiệt độ cuối cùng của quá trình làm đông.
- Q4 (kJ) – lượng nhiệt lấy ra để làm giảm nhiệt độ của thành nước không đóng băng trong sản phẩm.
- Q5 (kJ) -lượng nhiệt lây ra để làm giảm nhiệt độ của thành phần chất khô.
- Q6 (kJ) – lượng nhiệt để lấy ra để đóng băng và giảm nhiệt độ của nước châm khuôn.
Tính Q1
Lượng nhiệt Q1 (kJ) được tính như sau: Q1 = c.G.(t1 – tkt), kJ
Trong đó:
- c = cn.wa + Cck.(1 – wa) = 4,186.0,8 + 1,3.(1 – 0,8) = 3,61 kJ/(kg.K) – nhiệt dung của sản phẩm trước khi nước đóng băng;
- G = 10 kg – khối lượng của sản phẩm; t1 = 20°C – nhiệt độ ban đầu của sản phẩm;
- tkt = – 1°C: nhiệt độ trung bình của nước trong thực phẩm đóng băng.
Như vậy: Q1 = 3,61.10.(20 – (-1)) = 758,52 kJ
Tính Q2
Lượng nhiệt Q2 được tính theo công thức sau:
Q2 = L.G.ω.Wa, kJ
Hay: Q2 = 335.10.0,8.0,9 = 2412 kJ
Tính Q3
Lượng nhiệt Q3 được tính theo công thức sau:
Q3 = cnd.G.ω.Wa.(tkt – t2), kJ
Hay Q3 = 2,1.10.0,8.0,9.((-l) – (-16)) = 226,8 kJ
Tính Q4
Lượng nhiệt Q4 được tính theo công thức sau:
Q4 = cn.G.ω.( 1 – Wa).(tkt – t2), kJ
Hay Q4 = 4,186.10.0,9.(1 – 0,8).((-l) – (-16))= 113 kJ
Tính Q5
Lượng nhiệt Q5 được tính theo công thức sau:
Q5 = cck.G.(1 – Wa).(tkt – t2), kJ
Hay Q5 = 1,3.10.(1 – 0,8).((-1) – (-16)) = 39 kJ
Tính Q6
Thường thì lượng nước châm khuôn lớn nhất là 20% sản phẩm đem làm khuôn. Tức là: Gn = 10.20% = 2 kg.
Nhiệt lượng lấy ra khi nước châm khuôn được tính: Q6 = Q1 + Qđ + Qđ’
Trong đó:
- Q1(kJ) – nhiệt lượng lấy ra để làm lạnh nước từ nhiệt độ ban đầu đến nhiệt độ đóng băng;
- Qđ (kJ) – nhiệt lượng lấy ra để đóng băng nước;
- Qđ’ (kJ) – nhiệt lượng lấy ra để hạ thấp nhiệt độ đóng băng.
Với:
- Nhiệt độ nước lúc châm khuôn là t1n = 5°c.
- Nhiệt độ đóng băng của nước là t2n = 0°c.
- Nhiệt độ băng cuối cùng quá trình làm đông t3 = -16°c.
Như vậy:
- Q1 = Cn.Gn(t1n – t2n) = 4,186.2.(5 -0) = 41,9 kJ.
- Qđ = L.Gn = 335.2 = 670 kJ
- Qđ’ = cnd.G.(t2n – t3n) = 2,1.2.(0 – (-16)) = 67,2 kJ
Do đó: Q6 = 41,9+ 670+ 67,2 = 779,1 kJ
Như vậy chi phí lạnh của quá trình cấp đông sản phẩm là:
Qsp = 758,52 + 2412 + 226,8+ 113 + 39 +779,1 = 4328,42 kJ