Cách xả đá

Xả đá là một quá trình quan trọng trong bảo quản lạnh, giúp loại bỏ lớp băng tuyết bám trên dàn lạnh kho lạnh, đảm bảo hiệu suất làm lạnh và kéo dài tuổi thọ của hệ thống. Có nhiều phương pháp xả đá khác nhau, mỗi phương pháp phù hợp với từng loại kho lạnh và điều kiện cụ thể.

Xả đá dàn lạnh bằng điện trở

Đây là phương pháp dùng cấp điện cho điện trở xả đá kho lạnh để xả đá dàn lạnh dùng trong các kho lạnh vừa và kho lạnh mini.

Capture

Cách làm:

Giai đoạn 1: Rút dịch khỏi dàn lạnh

Thực hiện trong khoảng 5 phút, thời gian này được khống chế bằng rơ le thời gian (TD1). Sau khi nhấn nút START trên mạch xả băng, cuộn dây rơ le trung gian (XD1) có điện, tiếp điểm thường mở XD1 của nó đóng, rơ le trung gian tự duy trì điện cho nó và rơ le thời gian TD1 có điện. Rơ le thời gian TD1 bắt đầu đếm thời gian.

Trong lúc này tiếp điểm thường đóng XD1 của nó trên mạch cấp dịch dàn lạnh nhả ra, van điện từ (SV) mất điện và ngừng cấp dịch cho dàn lạnh, hệ thống lạnh vẫn chạy nên hút dịch ra khỏi dàn lạnh.

Nếu trong thời gian 5 phút mà vẫn chưa hút kiệt gas trong dàn lạnh (Ph = -50CmHg) thì phải tăng thời gian đặt ở (TD1).

Giai đoạn 2: Giai đoạn xả băng

Sau thời gian đã định (5 phút), rơ le thời gian TD1 điều khiển đóng tiếp điểm TD1 nối nối tiếp với rơ le trung gian (XD2). Rơ le trung gian (XD2) và rơ le thời gian (TD2) có điện. Rơ le thời gian TD2 bắt đầu đếm thời gian. Trong thời gian này, tiếp điểm thường mở của XD2 trên mạch bơm xả băng đóng, bơm xả băng hoạt động và thực hiện bơm nước xả băng.

Trong lúc xả băng rơ le trung gian XD2 điều khiển dừng các quạt dàn lạnh để nước không bắn tung toé trong buồng lạnh, đồng thời ngắt điện vào rơ le thời gian TD1. Rơ le trung gan (XD2) cũng tự duy trì điện thông qua tiếp điểm thường mở của nó ở trên mạch xả băng.

Giai đoạn 3: Giai đoạn làm khô dàn lạnh

Sau thời gian xả băng (15 phút), rơ le thời gian (TD2) điều khiển đóng tiếp điểm TD2 trên mạch làm làm khô dàn lạnh, cuộn (XD3) và rơ le thời gian TD3 có điện. Rơ le thời gian TD3 bắt đầu đếm thời gian làm khô dàn lạnh.

Trong giai đoạn này bơm xả băng ngừng chạy và các quạt dàn lạnh làm việc. Một điểm cần lưu ý là trong suốt thời gian xả băng, cuộn (XD1) luôn luôn có điện.

Sau thời gian làm khô rơ le thời gian (TD3) ngắt điện cuộn (XD1) thông qua tiếp điểm thường đóng TD3 và cuộn dây rơ le trung gian (XD3) mất điện theo. Quá trình xả băng kết thúc.

Ưu điểm

  • Thích hợp cho kho lạnh nhỏ và vừa: Phương pháp xả đá bằng thanh điện trở phù hợp với các kho lạnh có quy mô nhỏ và vừa, không đòi hỏi quá nhiều công suất làm lạnh.
  • Không gây ngập lỏng: Việc sử dụng thanh điện trở không tạo ra hiện tượng ngưng tụ lỏng, giúp bảo vệ hệ thống khỏi tình trạng ngập lỏng.
  • Không làm tăng độ ẩm trong phòng: Phương pháp này không bổ sung độ ẩm vào không khí, giữ cho môi trường kho lạnh khô ráo và đảm bảo chất lượng bảo quản hàng hóa.
  • Chi phí đầu tư thấp: Sử dụng thanh điện trở là giải pháp tiết kiệm chi phí so với các phương pháp xả đá khác, như xả đá bằng ga nóng hoặc nước.

Nhược điểm

  • Tiêu thụ điện năng: Thanh điện trở tiêu thụ một lượng điện năng nhất định trong suốt quá trình xả đá, làm tăng chi phí vận hành kho lạnh.
  • Nguy cơ cháy nổ: Nếu thanh điện trở không được thiết kế hoặc lắp đặt đúng cách, có thể dẫn đến sự cố cháy nổ, gây nguy hiểm cho hệ thống và người vận hành.

Xả đá bằng gas nóng

Phương pháp xả đá gas nóng sử dụng hơi quá nhiệt từ đầu xả máy nén (ở áp suất và nhiệt độ cao) làm nguồn nhiệt được dẫn trực tiếp vào dàn lạnh mà không qua thiết bị trung gian. Nhiệt độ của dàn lạnh tăng lên, làm tan chảy hoặc bong lớp đá bám trên bề mặt dàn.

Xả đá gas nóng

Cách làm:

Giai đoạn xả tuyết:

Vẫn giữ máy nén lạnh hoạt động bình thường, van từ thông giữa đường nén đến dàn lạnh mở. Mở các van điện từ, by-pass nối giữa máy nén và hút để đưa gas vào thiết bị bay hơi và ngừng dần vào dàn nóng.

Trong quá trình thực hiện, áp suất dàn lạnh luôn cao hơn áp suất hoạt động bình thường nhưng thấp hơn áp suất ngưng tụ. Hơi môi chất được ngưng nhanh chóng ở dàn lạnh do môi trường nhiệt độ thấp, gas được hóa lỏng qua van giảm áp hút về máy nén để tránh hút lỏng.

Giai đoạn kết thúc:

Đóng van cấp gas nén vào bay hơi để đưa hoạt động hệ thống về bình thường.

Đánh giá

Ưu điểm:

  • Phương pháp này rất hiệu quả vì quá trình cấp nhiệt xả đá được thực hiện từ bên trong của dàn lạnh công nghiệp.
  • Tiết kiệm tối đa điện năng tiêu thụ cho vận hành kho lạnh.

Nhược điểm:

  • Phương pháp này dễ gây nguy hiểm do chỉ thực hiện khi hệ thống đang hoạt động. Khi xả đá quá trình sôi trong dàn lạnh công nghiệp xảy ra mãnh liệt có thể cuốn theo lỏng về máy nén.
  • Phương pháp này chỉ áp dụng được cho các dạng hệ thống lạnh (lớn, vừa và nhỏ), lưu ý trong phương pháp này là phải có bình tách lỏng đủ lớn và thiết kế hệ điều khiển hợp lý.

Xả đá bằng nước nóng

Phương pháp xả băng bằng phun nước được ứng dụng phổ biến trong các dàn lạnh cỡ lớn và vừa. Cơ chế hoạt động dựa trên việc phun nước ở nhiệt độ phòng lên bề mặt dàn lạnh, làm tan lớp băng bám trên đó.

Cách làm

Trước khi xả tuyết thì ta phải chạy dồn gas về máy nén, khi rút hết gas ra khỏi các tấm lắc thì dừng máy. Khởi động bơm nước và sử dụng bình phun hoặc chậu để đổ nước sôi vào các tấm lắc đến khi tan hết tuyết, dùng cần gạt hết nước đọng, lau khô tủ trước khi đưa hàng vào.

Đánh giá

Ưu điểm

  • Hiệu quả cao: Phương pháp xả đá bằng nước có khả năng làm tan tuyết và loại bỏ đá bám trên dàn lạnh một cách nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt trong các hệ thống lớn.
  • Dễ thực hiện: Thao tác thực hiện đơn giản, phù hợp với cả hệ thống có quy mô lớn. Các bước tiến hành không quá phức tạp, giúp người vận hành dễ dàng thực hiện mà không đòi hỏi kỹ thuật cao.
  • An toàn cho hệ thống: Trước khi xả đá, việc hút sạch gas và dừng hoạt động của máy nén giúp tránh được tình trạng ngập lỏng, bảo vệ máy nén và hệ thống làm lạnh khỏi sự cố hư hỏng.

Nhược điểm

  • Tăng độ ẩm trong phòng lạnh: Khi sử dụng nước để xả đá, nước có thể bắn tung tóe và khuếch tán vào không khí, làm tăng độ ẩm trong kho lạnh. Điều này khiến lượng ẩm bám vào dàn lạnh trong các chu kỳ hoạt động tiếp theo, có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm lạnh.
  • Yêu cầu hệ thống lớn: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng cho các hệ thống lớn, nơi tuyết bám nhiều trên dàn lạnh. Các hệ thống nhỏ không cần đến phương pháp xả đá này vì khối lượng tuyết không đủ nhiều để cần thiết áp dụng.
  • Phải hút sạch gas và dừng máy nén: Trước khi thực hiện xả đá, việc này là bắt buộc để tránh ngập lỏng, nhưng có thể gây gián đoạn hoạt động kho lạnh, ảnh hưởng đến quy trình bảo quản hàng hóa.
Chia sẻ

Cách xả đá

hoặc copy link

Mục lục

kho lạnh Bách Khoa Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn của công ty sẽ liên hệ đến Quý khách trong 24h tới

Thông tin liên hệ

Gửi