Giới thiệu kho lạnh có hệ thống máy lạnh bố trí riêng biệt

Kho lạnh có hệ thống máy lạnh bố trí riêng biệt là một thiết kế tiên tiến, mang đến nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại kho lạnh truyền thống. Trong hệ thống này, mỗi khu vực hoặc tầng của kho lạnh đều được trang bị một máy lạnh độc lập, giúp kiểm soát nhiệt độ một cách chính xác và linh hoạt hơn.

Nguyên tắc về bố trí máy lạnh

Trong phân xưởng máy lạnh có phòng máy nén, bộ phận thiết bị, trạm biến điện, các bộ phận phụ như kho vật tư, nhà vệ sinh, và đôi khi có cả bộ phận nồi hơi. Trường hợp có nhiều nhiệt độ bay hơi thì nhiệt tải tính toán cho máy nén Qom của từng máy là cơ sở để tính công suất cần thiết lắp đặt.

Qol = p.Qom

Với

p – hệ số tổn hao phụ thuộc vào trạm lạnh. Đối với trạm lạnh có công suất trung bình và lớn, làm lạnh trực tiếp thì p = 1,05 – 1,07, làm lạnh gián tiếp qua chất tải lạnh p = 1,10 – 1,20, đối với trạm lạnh có nhiệt độ bốc hơi thấp -60oC thì p = 1,15 – 1,20.

Đối với các trạm lạnh nhỏ có hệ thống nhánh thì p = 1,5 hoặc lớn hơn.

Công suất cần thiết trang bị có thể tăng nếu muốn thời gian làm việc của máy nén từ 18 đến 22 giờ/ngày để có thời gian nghỉ cho máy nhằm chăm sóc, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ. Như vậy công suất lắp đặt thực thế Qolt

Qolt = Qol/b

Với b là hệ số thời gian làm việc: b = (18/24) + (22/24) = 0,75 – 0,92.

Với công suất lắp đặt thực tế Qolt nên bố trí với 2 hoặc 3 nhóm máy, để khi 1 hoặc 2 nhóm máy hư hỏng thì cũng còn nhóm thứ 3 hoạt động, nhất là đối với các kho trữ đông phải luôn có máy lạnh kiểu trục thay thế. Sử dụng máy lạnh tuốc bin hoặc máy lạnh kiểu trục vít là có độ tin cậy cao nhất.

Đối với những trạm lạnh có tải nhiệt thay đổi nhiều hoặc có thời vụ cao tải thì nên bố trí hệ thống có bộ phận tích lạnh trung gian. Trong trạm lạnh nên cố gắng lắp đặt máy lạnh cùng loại để vận hành và tu sửa dễ hơn.

Chọn số lượng thiết bị bốc hơi, thiết bị ngưng tụ

Trong lựa chọn chủng loại và số lượng thiết bị bốc hơi, thiết bị ngưng tụ nên dựa trên cơ sở môi chất lạnh đã chọn mà trang bị đồng bộ các thiết bị dụng cụ một cách hoàn chỉnh. Bố trí các hệ thống tổ hợp gọn gàng hơn, tiện lợi hơn trong vận hành và với chi phí lắp đặt cũng ít hơn.

Hiện nay các kho lạnh có máy lạnh riêng (không qua hệ thống chung) được bố trí theo kiểu tổ hợp nên có nhiều ưu việt so với kiểu bố trí cũ. Không cần phòng máy lạnh tập trung;

  • Vận hành dễ (hoàn toàn tự động);
  • Giảm số công nhân vận hành máy;
  • Giảm số lượng ống dẫn và phụ tùng;
  • Tiết giảm được năng lượng do không cần bơm môi chất lỏng, không cần bơm nước cho thiết bị ngưng tụ;
  • Tiết giảm nước vì dùng thiết bị ngưng tụ kiểu thổi gió;
  • Tiết giảm môi chất lạnh vì hệ thống nối ngắn, ít khớp nối, ít van nên xì rò ít.
Phòng lạnh có hệ thống máy lạnh riêng biệt
Phòng lạnh có hệ thống máy lạnh riêng biệt

1. Thiết bị làm lạnh không khí; 2. Tổ hợp máy nén – thiết bị ngưng tụ; 3. Ống lấy không khí bên ngoài; 4. Ống ghen (dẫn gió lạnh); 5. Miệng thổi; 6. Mái che; 7. Lưới bảo vệ; 8. Vách ngăn

Trong những hệ thống làm lạnh gián tiếp qua chất tải lạnh thì thường dùng tổ hợp ngưng tụ – bốc hơi. Trường hợp hệ thống làm lạnh gián tiếp với nhiều nhiệt độ bay hơi, thì cũng phải có nhiều thiết bị hay hơi tương ứng, cho nên số thiết bị bay hơi tối thiểu phải bằng số nhiệt độ bay hơi khác nhau.

Nếu trạm lạnh cung cấp cho nhiều đối tượng cùng một nhiệt độ bay hơi, thì số thiết bị bay hơi phải bằng số đối tượng cần lạnh. Số lượng bơm chất tải lạnh phải tương ứng với số lượng thiết bị bay hơi; ngoài ra phải có bơm dự phòng và thường dùng thiết bị bay hơi kiểu kín.

Thiết bị ngưng tụ phải bố trí tối thiểu là 2. Căn cứ vào các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của công trình mà lựa chọn một trong ba loại thiết bị ngưng tụ: thiết bị ngưng tụ kiểu ống chùm – tháp làm mát nước tuần hoàn, hoặc thiết bị ngưng tụ – bốc hơi, hoặc thiết bị ngưng tụ thổi gió.

Bố trí phòng máy

Phòng máy lạnh chỉ nên đặt ở tầng 1. Tầng trên phòng máy lạnh amoniac, cũng như tầng hầm dưới nó không bố trí phòng làm việc có người thường xuyên. Không nên bố trí máy thiết bị lạnh ở tầng hầm.

Trường hợp máy lạnh phục vụ cho một số đối tượng thì nên đặt riêng phòng máy lạnh và riêng phòng thiết bị. Trạm lạnh kiểu trung tâm này cần chú ý bố trí thế nào để hệ thống ống dẫn đến các đối tượng cần lạnh có chiều dài ngắn nhất để vừa giảm vốn đầu tư mà vừa giảm tổn thất lạnh qua hệ thống ống dẫn.

Kích thước phòng máy, phòng thiết bị cần chọn sao cho thuận tiện việc đi lại vận hành máy, thiết bị, sao cho máy thiết bị chiếm ít diện tích; chú ý đến điều kiện để sửa chữa máy thiết bị, khả năng cải tạo mở rộng và đặc biệt chú ý về kỹ thuật an toàn lao động – phòng chống chữa cháy. Bề rộng phòng máy cho kho lạnh chọn 12m, chiều cao lọt lòng của phòng máy lạnh 4,2m. Nếu tách riêng phòng thiết bị thì chiều cao phòng thiết bị không ít hơn 3,6m.

Ở phòng máy lạnh phải có ít nhất là hai cửa ra: một cửa ra trực tiếp ngoài sân. Cửa phải mở cánh ra ngoài. Phòng thiết bị riêng cũng phải có hai lối ra: một qua phòng máy và một thông trực tiếp ra ngoài. Cửa sổ ở phòng máy – thiết bị đặt cách nền không quá 0,85m. Diện tích cửa sổ, cửa ra vào không dưới 0,03m2 cho 1m3 phòng.

Diện tích các lối đi ở phòng máy phải theo tiêu chuẩn: lối đi chính từ máy nén tới trạm tiết lưu phải rộng ít nhất 1,5m. Khoảng cách giữa các máy, thiết bị không nhỏ hơn lm, giữa tường với máy không nhỏ hơn 0,8m. Khi đặt hệ thống, ống phải chú ý tái khoảng cách để cách nhiệt đường ống.

Các van đóng mở, dụng cụ đo đạc kiểm tra phải lắp đặt với chiều cao thuận tiện cho vận hành. Nếu lắp đặt các loại dụng cụ này ở độ cao 1,8m trở lên, thì phải có sàn thao tác bằng kim loại được che chắn bằng lan can.

Chia sẻ

Giới thiệu kho lạnh có hệ thống máy lạnh bố trí riêng biệt

hoặc copy link

Mục lục

Gia Duc Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn của công ty sẽ liên hệ đến Quý khách trong 24h tới

Thông tin liên hệ

Gửi